Tiêu chuẩn TCVN 9377-1:2012 về công tác hoàn thiện trong xây dựng

Tiêu chuẩn TCVN 9377-1:2012 được chuyển đổi từ tiêu chuẩn TCXDVN 303:2004 phần 1. Tiêu chuẩn TCVN 9377-1:2012 chủ yếu nói về công tác hoàn thiện trong xây dựng. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về tiêu chuẩn này nhé.

Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn TCVN 9377-1:2012

Tiêu chuẩn này được áp dụng trong thi công các công trình xây dựng. Tiêu chuẩn TCVN 9377-1:2012 quy định các yêu cầu kỹ thuật, hướng dẫn trình tự để thi công, kiểm tra nghiệm thu chất lượng các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Tiêu chuẩn TCVN 9377-1:2012 về công tác hoàn thiện trong xây dựng

Các thuật ngữ trong TCVN 9377-1:2012 

  • Vật liệu chế tạo vữa gồm chất kết dính (xi măng, vôi), cát, đá hạt lựu, bột màu, bột đá, các chất tạo màu và các chất phụ gia dùng để chế tạo vữa trát.
  • Nền trát là bề mặt của kết cấu sẽ được trát vữa.
  • Mặt trát là bề mặt lớp trát.

Thi công công tác trát

Yêu cầu kỹ thuật trong TCVN 9377-1:2012

  • Công tác trát được tiến hành sau khi đã hoàn thành xong việc lắp đặt đường dây ngầm.
  • Bề mặt nền trát phải được cọ rửa bụi bẩn, làm sạch rêu mốc, dầu mỡ bám dính…
  • Trước khi trát, cần phải chèn kín các lỗ hở lớn, xử lý phẳng bề mặt nền trát.
  • Vữa dùng để trát phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4314:2003 và TCVN 3121:2003.
  • Trong trường hợp lớp vữa trát có chức năng làm tăng tính cách âm, cách nhiệt thì vật liệu sử dụng và quy trình trộn vữa trát cần được tuân thủ nghiêm ngặt theo yêu cầu của thiết kế và nhà cung cấp.
  • Khi tiến hành trát nhiều lớp trên bề mặt, cần phải lựa chọn vật liệu trát sao cho giữa nền trát, lớp trát lót và lớp trát hoàn thiện có sự kết dính và tương thích về độ dãn nở, co ngót.
  • Khi trát tường, trát trần với diện tích lớn, cần phân thành những khu vực nhỏ hơn có khe co dãn hoặc là phải có những giải pháp để tránh cho lớp trát không bị nứt do co ngót.
Xem thêm:   Giấy chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng hạng 1 được hoạt động trong các lĩnh vực nào 

Tiến hành thi công trát

  • Nếu bề mặt nền trát khô, cần phải phun nước, làm ẩm trước khi trát.
  • Trường hợp có yêu cầu về độ phẳng, các chi tiết, đường cong với độ chính xác và chất lượng cao, phải gắn lên bề mặt kết cấu các điểm định vị làm mốc chuẩn tại một số vị trí.
  • Chiều dày lớp vữa trát phụ thuộc vào yêu cầu thẩm mỹ, độ phẳng, loại kết cấu, loại vữa được sử dụng và phương pháp thi công trát.
  • Đối với trát tường, chiều dày trát phẳng không nên vượt quá 12mm, khi trát tường với yêu cầu chất lượng cao thì không quá 15mm và đối với trát  yêu cầu chất lượng trát đặc biệt cao không quá 20 mm.
  • Chiều dày mỗi lớp vữa trát không được vượt quá 8mm. Nếu trát dày hơn 8mm, phải trát thành hai hoặc nhiều lớp khác nhau.
  • Ở những nơi thường xuyên ẩm ướt như khu vệ sinh, phòng tắm rửa, nhà bếp thì vữa trát phải dùng vữa xi măng cát có mác lớn hơn hoặc bằng M7,5 hoặc là vữa có khả năng chống thấm cao để tăng cường khả năng chống thấm và tăng tính bám dính giữa các lớp trát..
  • Khi trát các lớp trát đặc biệt trên bề mặt như trát sần; trát lộ sỏi, trát mài, trát rửa, trát băm (trát trang trí) thì chiều dày lớp trát lót tạo mặt phẳng không được vượt quá 12mm, chiều dày của lớp trát sau khi hoàn thiện bề mặt không được nhỏ hơn 5 mm.

Tiêu chuẩn TCVN 9377-1:2012 về công tác hoàn thiện trong xây dựng

Kiểm tra và nghiệm thu kết quả công trình

Kiểm tra công trình

Công tác kiểm tra chất lượng lớp vữa trát tiến hành theo trình tự thi công theo các chỉ tiêu chính như sau:

Xem thêm:   Những quy chuẩn xây dựng Việt Nam mới nhất hiện nay

– Độ phẳng mặt vữa trát;

– Độ đặc chắc và bám dính của lớp vữa trát với nền trát. 

– Và đảm bảo các yêu cầu đặc biệt khác của thiết kế.

Tiêu chuẩn TCVN 9377-1:2012 về công tác hoàn thiện trong xây dựng

Mặt vữa trát cần thỏa mãn các yêu cầu sau:

– Lớp vữa trát cần phải dính chắc với kết cấu, không bị bong rộp. Kiểm tra độ bám dính của lớp trát thực hiện bằng cách gõ nhẹ lên mặt trát. Tất cả những chỗ có tiếng kêu bộp phải phá ra trát lại;

– Mặt vữa trát phẳng, không gồ ghề cục bộ;

– Bề mặt vữa trát không được có vết rạn chân chim, vết vữa chảy, không có các khuyết tật ở góc cạnh, gờ chân tường, gờ chân cửa, chỗ tiếp giáp với các vị trí đặt thiết bị, điện vệ sinh thoát nước, vết hằn của dụng cụ trát, vết lồi lõm,…;

– Các đường gờ cạnh của góc tường phải thẳng, sắc nét. Các đường vuông góc phải được kiểm tra bằng thước vuông. Các cạnh cửa sổ, cửa đi cần phải song song nhau. Mặt trên của bệ cửa cần phải có độ dốc theo thiết kế. Lớp vữa trát cần phải chèn sâu vào dưới nẹp khuôn cửa ít nhất là 10 mm;

Nghiệm thu kết quả công trình

Nghiệm thu kết quả công tác trát được tiến hành tại hiện trường. Hồ sơ để nghiệm thu kết quả bao gồm:

– Các kết quả thí nghiệm vật liệu được lấy tại hiện trường.

– Biên bản nghiệm thu vật liệu trát trước khi được sử dụng vào công trình;

– Hồ sơ thiết kế và các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất, cung cấp vật liệu;

– Các biên bản nghiệm thu công việc đã được hoàn thành;

– Nhật ký thi công công trình.

Trên đây là toàn bộ nội dung của tiêu chuẩn TCVN 9377-1:2012 về công tác hoàn thiện trong xây dựng. Hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu thêm về tiêu chuẩn mới được ban hành này.

Trả lời