Hoán dụ là gì? Tìm hiểu chi tiết về phép hoán dụ

Hoán dụ là gì? Cách để sử dụng hoán dụ? Hoán dụ là một nghệ thuật khá quen thuộc, được sử dụng khá thường xuyên trong các tác phẩm văn học, thơ ca. Tuy nhiên có khá nhiều người vẫn chưa thật sự hiểu rõ được đâu mới là một phép hoán dụ, phép hoán dụ được sử dụng như thế nào và cả tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật này là gì. Để hiểu rõ hơn hoán dụ là gì, bài viết sau đây chắc chắn sẽ có thể giúp ích được cho bạn.

Khái niệm hoán dụ là gì

Hoán dụ là một phép tu từ trong câu, nó sẽ gọi tên các sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm này bằng một tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác và dựa trên những nét tương cận, gần gũi giữa chúng với nhau nhằm mục đích giúp làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, hỗ trợ cho sự diễn đạt tốt hơn.

hoan-du-la-gi-1

Ví dụ 1: Hoán dụ sử dụng trong câu: “Áo chàm đưa buổi phân li”. (Việt Bắc – Tố Hữu). Người Việt Bắc ở cuộc sống thường sẽ mặc áo chàm. Tác giả của câu thơ này dùng “áo chàm” để giúp người đọc có sự liên tưởng, thêm sự gần gũi và nghĩ ngay đến người Việt Bắc.

Ví dụ 2: Hoán dụ trong câu“Cả khán đài hò reo, cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam”. (Internet) từ “khán đài” trong câu sẽ mang ý nghĩa nhằm muốn chỉ đến những người đang ngồi trên khán đài.

Các hình thức của hoán dụ

Hoán dụ sẽ được thực hiện bằng các hình thức với quan hệ cặp đôi đi liền với nhau. Thông thường, sẽ có 4 kiểu hoán dụ thường gặp và cũng là phổ biến nhất trong văn học, đó là:

  • Sử dụng cái bộ phận để chỉ cái toàn thể: Với phép hoán dụ này thì người nói, người viết sẽ thường lấy các bộ phận của cơ thể như là tay, chân,…để thay thế cho toàn cơ thể; dùng một mùa để có thể thay thế cho năm hay sẽ dùng số ít để chỉ số nhiều; dùng thành phần để chỉ về tổng thể kết cấu.

Ví dụ: Trong câu “Dưới mái nhà ấy anh em chúng tôi đã lớn lên từng ngày” thì từ “mái nhà” ở đây sẽ được sử dụng để biểu trưng cho cả ngôi nhà

Xem thêm:   Siêu thị vay là an toàn hay lừa đảo? Tìm hiểu một số mô hình hiện nay

hoan-du-la-gi-2

  • Sử dụng vật chứa đựng để chỉ về vật bị chứa đựng: Hiểu một cách thật đơn giản, người nói, người viết sẽ có thể sử dụng các sự vật mang tính bao quát hơn, với không gian rộng hơn để nói về các sự vật, hiện tượng được bao trùm trong đó.

Ví dụ:

“Vì sao trái đất nặng ân tình

Hát mãi tên người Hồ Chí Minh”

Từ “trái đất” ở đây được dùng để chỉ đất nước và con người Việt Nam – là những vật được bao chứa bên trong trái đất.

  • Sử dụng dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật: Phép hoán dụ này sẽ dựa trên sự tương cận, gần gũi giữa hai sự vật sẽ giúp câu văn, lời nói có thể trở nên hấp dẫn hơn mà vẫn có thể đảm bảo người đọc, người nghe vẫn sẽ hiểu hết được ngụ ý mà tác giả muốn truyền đạt.

Ví dụ:

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen”

Những phẩm chất tốt đẹp bên trong cùng với những gùi mà người phụ nữ phải cam chịu bên ngoài rất giống với các đặc điểm của củ ấu gai. Tác giả có sự liên tưởng sáng tạo để xây dựng nên hình tượng trên.

hoan-du-la-gi-3

  • Sử dụng cái cụ thể để nói cái trừu tượng: Cách sử dụng này sẽ dựa trên sự gần gũi giữa những sự vật, hiện tượng đã được nhắc đến nhưng sẽ lấy những cái cụ thể, dễ hiểu và dễ nhìn thấy, cảm nhận được để chỉ về những cái mơ hồ, khá trừu tượng, chưa rõ nghĩa với mục đích là giúp người đọc, người nghe có thể cảm thấy dễ hiểu hơn.

Ví dụ:

“Ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng”

Các từ như “một ngôi sao”, “một thân lúa” chính là các sự vật cụ thể sẽ được dùng để chỉ về cái trừu tượng hơn đó chính là về sự cô đơn, lẻ loi, là không có sự gắn bó, hay đoàn kết với nhau.

Ý nghĩa của hoán dụ

Sau khi đã hiểu rõ hơn hoán dụ là gì và các hình thức sử dụng hoán dụ, bạn sẽ dễ dàng thấy được việc áp dụng biện pháp nghệ thuật này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng:

Xem thêm:   Lựa chọn thuê Shophouse phù hợp tại quận Tân Phú

Hoán dụ sẽ có tác dụng giúp tăng sức gợi hình, gợi cảm và giúp cho sự diễn đạt có được tính hiệu quả cao. Từ đó, sẽ cho thấy sự phổ biến của biện phép tu từ này ở trong văn học.

Hoán dụ sẽ được sử dụng để biểu thị các mối quan hệ gần gũi, mang tính chất tương đồng của sự vật – hiện tượng này đối với sự vật – hiện tượng khác giúp người đọc dễ dàng liên tưởng về sự kề cận của hai đối tượng mà không cần phải so sánh chúng với nhau.

hoan-du-la-gi-4

Nội dung cơ sở để có thể hình thành hoán dụ chính là sự liên tưởng, phát hiện ra mối quan hệ gần gũi ở giữa các sự vật – hiện tượng. Đây cũng chính là một đặc điểm mà nhiều người dễ nhầm lẫn hoán dụ với ẩn dụ bởi lẽ cả hai biện pháp này đều sẽ sử dụng những mối liên hệ về sự tương đồng giữa các sự vật – hiện tượng với nhau.

Khác với biện pháp tu từ ẩn dụ, chức năng chủ yếu ở hoán dụ chính là giúp người đọc có thể hình dung ra ngay được sự tương đồng của 2 sự vật – hiện tượng với một ý nghĩa đầy đủ mà sẽ không cần phải suy nghĩ quá nhiều hay là quá phức tạp.

Đây chính là biện pháp tu từ đã được dùng trong nhiều trong văn học bởi nó đã thể hiện ra được nhiều phong cách ngôn ngữ khác nhau, sức mạnh của nó chính là vừa thể hiện ở tính cá thể hoá, vừa biểu hiện được tính cụ thể cho biểu cảm kín đáo, sâu sắc và nhiều hàm ý.

Lời kết

Trên đây sẽ là chi tiết những vấn đề liên quan đến hoán dụ là gì, hy vọng những thông tin trên có thể giúp ích được cho bạn trong việc tìm hiểu cũng như sử dụng biện pháp tu từ này. Chỉ là một phép tu từ đơn giản nhưng nó đã giúp ích rất nhiều trong các tác phẩm văn học nổi tiếng, sẽ không thừa khi bạn tìm hiểu kỹ hơn về hoán dụ đâu nhé.

Để lại một bình luận